Bánh gio (hay còn gọi là bánh tro) là một trong những loại bánh lâu đời ở nước ta. Làm bánh gio phải trải qua nhiều công đoạn công phu và tỷ mẩn của những bàn tay khéo léo, từ khâu chọn nguyên liệu đến cách làm. Dạy làm bánh tại HCM xin được chia sẻ một vài bí quyết làm bánh gio ngon miệng!
– Gạo để làm bánh phải là loại nếp cái hoa vàng, nhặt hết những hạt tẻ lẫn vào, vo gạo bằng nước thật sạch, để ráo. Nước để làm bánh là nước tro (sau khi đốt các loại lá) được đánh kỹ với nước vôi trong. Dung dịch nước vôi và tro phải trong, có màu vàng hổ phách mới đạt yêu cầu, sau đó cho gạo vào nước này ngâm một đêm. Không nên ngâm gạo quá lâu, khi đó bánh sẽ bị nồng. Ngâm khi nào ta lấy 2 đầu ngón tay di hạt gạo thấy vỡ vụn là được. Khi vớt gạo gói bánh cần phải xả với nước thật sạch, xóc với một chút muối, để ráo. Đây là công đoạn cốt yếu để tạo nên hương vị thanh mát của bánh
– Lá dùng để gói bánh tro thường là lá dong tẻ được luộc hoặc hấp, tước hết phần gân lá cho mềm, dai và dễ gói hơn. Đặc biệt, lá phải được lau khô trước khi gói.
– Một chiếc bánh đạt yêu cầu phải tạo được cảm giác ngon ngay từ khi mới được bóc ra chứ chưa cần thưởng thức. Bởi vậy, dáng hình và màu sắc của bánh là rất quan trọng. Người gói bánh phải khéo léo cho gạo vào lòng chiếc lá sao cho gọn, đều rồi quấn lá và bẻ mép ở hai đầu bánh cho thật khít, thật đều và cân đối, sao cho chiếc bánh nhìn nuột nà và có hình dáng đặc trưng giống chiếc răng bừa và thường người ta gói bánh dài giống như chiếc chuôi liềm để bán hàng ngày.
– Còn bánh vuông chỉ gói khi có người đặt bày cỗ. Dây buộc bánh cũng không được quá chặt để khi đem luộc, hạt gạo nếp có thể nở và chín đều.
– Nước luộc bánh cũng cho một ít nước tro, dưới đáy nồi được lót một ngọn măng tre đập dập cho khỏi sát nồi, người luộc bánh sẽ dùng một rổ lớn đậy lên bánh, lấy một vật nặng đè lên rổ để bánh không nổ irồi đổ nước ngập hơn bánh ít nhất khoảng 15 – 20 cm.
– Đặc biệt, khi gói và luộc bánh tối kỵ dây vào mỡ, có mỡ là bánh bị ngân, không nhừ. Bánh luộc khoảng 3 – 5 giờ là rền sẽ được vớt ra để nguội. Khi bóc tấm bánh là một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó.
– Cắt từng miếng nhỏ, nhẹ nhàng chấm vào bát mật mía màu vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha thưởng thức mới thấy hết sự hòa quyện ngọt mát…
Chúc các bạn thành công với bí quyết làm bánh gio đậm đà hương vị bánh Việt nhé!
Cô Trâm Anh (Cô Na) - Cô người Huế chuyên dạy các món ăn Việt, đặc biệt phở và bún bò
Cô Trâm Anh là người gốc Huế, với đam mê về ẩm thực cô đã đi rất nhiều nơi học hỏi các công thức món ăn và với kinh nghiệm cô đã biến tấu, thổi hồn vào các món ăn, giúp những công thức món ăn được thăng hoa. Cô đã từng mở tiệm bún bò và tiệm phở ở quận 3 được đông đảo thực khách ủng hộ nhưng vì có dự định đi định cư nước ngoài nên cô tạm dừng các cửa hàng chỉ còn dạy nghề cho thoả đam mê, hiện cô đã giúp học viên các nơi mở hơn 30 quán phở, bún bò chuẩn vị Huế, học viên đã thành công và gửi lời cảm ơn đến cô rất nhiều. Bên cách truyền nghề, cô còn truyền bí quyết kinh doanh, truyền ngọn lửa nhiệt huyết với nghề của cô cho các bạn học viên, giúp học viên có thể đứng vững trên con đường kinh doanh tiệm ăn, cũng như các bà nội trợ tự tin nấu những món ăn ngon lành bổ dưỡng cho gia đình.