Bánh chưng, bánh tét là những loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong mỗi gia đình ngày tết. Đây là một loại bánh rất ngon, giàu dinh dưỡng, tuy nhiên bánh chỉ có thể bảo quản trong một thời gian ngắn, có nhiều gia đình gói nhiều bánh nên không thể ăn hết ngay được, vì ăn nhiều bánh sẽ nhanh chóng trở nên ngán ngẩm nhưng để lâu bánh sẽ bị ẩm mốc, lại gạo và làm thay đổi màu sắc, mùi vị của bánh.  Nếu bạn chưa biết cách làm thế nào để giữ bánh chưng bánh tét được lâu thì hãy tham khảo các mẹo sau đây của lớp dạy làm bánh ngon nhé!




1. Luộc bánh chín kĩ Bánh chưng, bánh tét để lâu thì phần gạo nếp bên trong bánh thường bị “sống” lại (hay còn lại là bị “lại gạo”). Lúc này, lớp vỏ nếp không còn được mềm dẻo, quyện lấy phần nhân như trước và thường bị ẩm mốc. Thông thường, bánh sẽ bị mốc từ vỏ lá dong, lá chuối và ăn lan vào phần vỏ gạo nếp rồi đến phần nhân. Nhưng cũng có trường hợp luộc ẩu, bánh chưa chín kĩ thì sẽ mốc ngược lại từ phần nhân đầu tiên.



Vì vậy cách tốt nhất là trong quá trình nấu bánh chưng và bánh tét, bạn hãy nấu cho bánh chín kĩ, như vậy bánh không những được mềm ngon mà còn giữ được lâu hơn. Sau khi luộc bánh chín bạn lấy bánh ra để bánh hơi nguội rồi cho bánh vào một chậu nước sạch và rửa cho bánh hết nhờn (lớp mỡ) bên ngoài lá gói.



2. Xếp bánh trên sàn gỗ

Sau khi bánh chưng được luộc chín, bạn vớt bánh ra, để bánh nguội rồi xếp bánh trên sàn gỗ có lót một tấm vải ép cho thoát nước.

 Bạn cần để thêm một tấm bìa lên trên bánh và đặc vật nặng lên. Hoặc bạn gói thêm một lớp báo xung quanh mỗi chiếc bánh, rồi xếp bánh lên bàn, làm như vậy bánh sẽ giữ được lâu hơn và ít bị mốc.



3. Bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh Nếu thời tiết lạnh bạn hoàn toàn có thể treo bánh chưng ở nơi thoáng mát. Nhưng khi thời tiết trở nên nóng ẩm thì hãy để bánh vào tủ lạnh. Đây là cách tốt nhất để giữ bánh chưng, bánh tét được lâu. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản bạn hãy thường xuyên kiểm tra bánh, để sớm phát hiện bánh bị mốc. Khi bánh có hiện tượng bị ẩm mốc bạn hãy hơ bánh trên bếp hoặc đem luộc lại.



Nếu sau tết mà bạn vẫn chưa ăn hết số bánh chưng đó hoặc đã quá ngán rồi thì hãy cho bánh chưng lên ngăn đá. Khi muốn ăn thì đem ra luộc lại.

4. Không gói bánh quá chặt Bánh chưng, bánh tét nếu bạn gói quá chặt, bánh sẽ rất dễ bị cứng, lại gạo. Bạn gói vừa phải tránh lỏng quá khi luộc bánh sẽ dễ thấm nước và bị mềm, không những thế bánh còn dễ bị mốc.



Đây là cách bảo quản bánh chưng, bánh tét ngày Tết được lâu, tốt nhất. Bạn sẽ không còn lo ngại để bánh quá lâu sẽ bị ẩm mốc nữa. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên gói hay mua bánh vừa đủ để ăn trong các ngày tết thôi nhé để tránh tình trạng tích trữ quá lâu. Chúc các bạn thành công với cách bảo quản bánh trên nhé!