Bánh tôm Hồ Tây là món ăn rất nhiều người yêu thích, từng chiếc bánh nhỏ xinh được chiên giòn vàng ruộm, giòn tan dễ dàng chinh phục được vị giác cả du khách trong và ngoài nước. Bạn không cần phải đến Hồ Tây mới thưởng thức được món bánh này, hãy thử trổ tài vào bếp với Học làm bánh ngon để biết cách làm bánh tôm Hồ Tây được Trường dạy làm bánh hướng dẫn dưới đây nhé!

Từng chiếc bánh tôm được chiên giòn, vàng ruộm với những con tôm đỏ au giữa bánh, chấm cùng nước mắm chua ngọt và ăn kèm rau sống luôn là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Không chỉ được người Việt yêu thích, mà món bánh này còn rất “được lòng” các du khách nước ngoài và nhiều lần xuất hiện trong danh sách các món ăn ngon nên thưởng thức khi đến Việt Nam.



Nguyên liệu làm bánh

Cách làm bánh tôm hồ tây ngon

Sơ chế các nguyên liệu

Khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi bào thành sợi nhỏ, ngâm khoai trong nước muối khoảng 1.5 tiếng – 2 tiếng rồi mới sử dụng.



Tôm để nguyên vỏ, cắt bớt râu dài và ngạnh cứng, có thể bỏ đầu nếu dùng tôm to. Rửa sạch tôm rồi để ráo nước. Ướp tôm cùng với 1 muỗng muối và bột tỏi. Phần tôm này bạn không nên lột vỏ vì khi chiên tôm sẽ không bị cháy hoặc khô mà chỉ vừa chín tới.

Phần nước chấm bạn có thể pha theo công thức sau: 25g đường, 18ml nước cốt chanh, 10 muỗng nước lọc, 20ml nước mắm rồi khuấy đều thành hỗn hợp nước mắm. Thêm ớt. tỏi băm tùy theo khẩu vị.

Chuẩn bị phần bột bánh

Cho bột mì vào âu, thêm phần bột gạo, bột năng, muối, bột tỏi, bột hành, bột nở, bột nghệ đã chuẩn bị vào cùng, sau đó trộn đều nguyên liệu cùng với 300ml nước thành một hỗn hợp hòa quyện đồng nhất. Khi thấy hỗn hợp sệt thì dừng lại, ủ bột trong khoảng 30 phút.

Đổ khoai ra xóc cho hết nước, trộn vào âu bột cho thật đều.

Công đoạn chiên bánh

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn lên đợi dầu nóng rồi cho bánh vào rán ngập dầu. Phần này bạn nên dùng loại chảo sâu lòng để tiết kiệm dầu ăn.

Dùng muôi lớn, xếp bột bánh và khoai lên muôi, cho thêm 1 – 2 con tôm vào giữa bánh rồi nhẹ nhàng cho xuống chảo dầu sao cho bánh giữ nguyên hình dạng.



Chiên bánh đến khi ngập dầu để bánh chín vàng thơm thì gắp ra, để bánh lên dĩa có lót giấy thấm dầu. Bạn nên chiên nhiều chiếc bánh trong một mẻ để tiết kiệm thời gian.

Làm nước chấm dưa góp

Gọt sạch vỏ đu đủ hường, cạo lớp màng bên trong, rửa sạch rồi thành các miếng nhỏ vừa ăn.

Ướp 1 thìa giấm, 1 thìa muối bột cán và một thìa đường vào đu đủ, trộn đều. Tiếp theo, cho 2 thìa đường, 3 thìa nước mắm, 1 thìa giấm cùng ớt tươi băm nhỏ và nước cốt chanh vào nửa bát nước đun sôi để nguội. Dùng thìa khuấy đều để đường tan hết, đổ đu đủ vào nữa là hoàn thành nước chấm dưa góp.

Trình bày và thưởng thức

Bánh sau khi chiên xong để ráo dầu rồi xếp ra đĩa cũng với các loại rau sống sao cho thật đẹp mắt. Khi thưởng thức, bạn ăn kèm với nước chấm để cảm nhận hương vị của món bánh thơm ngon này một cách trọn vẹn nhất.

Yêu cầu thành phẩm

Bánh tôm Hồ Tây nóng hổi, thơm phức, hấp dẫn với màu vàng ruộm, siêu giòn với những sợi khoai lang nhỏ nhắn, béo bùi. Bánh là sự hòa quyện tuyệt vời giữa nhân tôi, các loại rau sống và nước mắm chua ngọt cay cay khiến ai ăn rồi cũng sẽ không bao giờ quên.

Những điều cần lưu ý khi làm bánh tôm Hồ Tây

– Nếu muốn bánh có độ giòn tan từ bên trong ra ngoài, bạn nên làm những chiếc bánh nhỏ với lượng khoai vừa phải. Nhiệt độ trong khoảng 170 – 180 độ C là hợp lý.

– Nếu bạn muốn bánh giòn bên ngoài nhưng bên trong vẫn có độ mềm thì chiên bánh ở nhiệt độ cao, khoảng 190 – 200 độ C để phần bánh nên ngoài nhanh chín và thơm giòn.

– Có thể chiên bánh thành 2 lần, lần đầu khi bánh vừa chín tới thì vớt ra, trước khi ăn thì chiên lại một lần nữa cho bánh thật giòn.



Vậy là chúng ta vừa hoàn thành công thức làm bánh tôm Hồ Tây thật thơm ngon, hấp dẫn. Hi vọng với hướng dẫn các bước làm chi tiết này bạn sẽ có ngay món bánh ngon chiêu đãi người thân, bạn bè. Bạn có thể pha chế thức uống để dùng kèm cho không bị ngấy nhé! Chúc bạn thành công!