Hầu hết khi làm bánh, chúng ta đều đã từng sử dụng các loại kem tươi để chế biến chúng thành những chiếc bánh ngon lành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được các loại kem tươi khi mà trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn. Để đơn giản hơn trong khâu chuẩn bị nguyên liệu, chúng tôi hôm nay xin chia sẻ với bạn cách phân biệt whipping cream và topping cream, đây là hai loại kem đang rất phổ biến hiện nay.
1, WHIPPING CREAM:
Có 2 loại dễ gây nhầm lẫn là Whipped cream và Whipping cream. Whipped cream là kem đã đánh bông rồi, còn whipping cream là tự đánh bông.
Ví dụ muốn làm mousse thì dùng whipping cream và tự đánh bông thì có lẽ là tốt hơn whipped cream vì làm mousse thì kem không cần đánh bông kĩ quá!
– Phục vụ:
Whipping cream được sử dụng trong nhiều loại món tráng miệng. Chẳng hạn như bánh táo hoặc dâu shortcake, bánh Mousse, pudding, caramen,…. Whipped cream cũng được phục vụ với sữa lắc,cooktail trái cây, kẹo, cà phê và kem ,…
– Thành phần:
Whipping Cream không chứa đường (do được tách ra từ sữa bò tươi nguyên chất). Whipping cream có chỉ số béo (butterfat) ghi trên hộp từ 38-40%.
– Ưu điểm:
Vì whipping cream không chứa đường nên bạn có thể tăng – giảm lượng đường tùy theo khẩu vị của mỗi người. Về chất lượng và độ ngon thì chắc hẳn nó ngon hơn so với topping cream.
– Nhươc điểm:
Do Whipping Cream được chiết xuất từ sữa nên nhiệt độ tan chảy nhanh hơn so với Topping Cream. Các bạn làm bánh vào mùa hè hãy đặc biệt chú ý nhé!
Đặc biệt, whipping cream cũng có giá thành khá cao so với các loại sữa tươi khác.
– Bảo quản:
Nên đặt whipping cream ở ngăn mát tủ lạnh. Sau khi sử dụng xong bạn cần lau sạch miệng hộp (để hết sạch kem bám quanh miệng), đậy kín nắp và bọc trong túi nilong. Thời gian bảo quản được khoảng 5 – 7 ngày hoặc hơn tùy theo nhiệt độ tủ lạnh.
Lưu ý trong thời gian bảo quản thi thoảng hãy lôi hộp Whipping cream ra lắc lên vài lần cho kem ko bị đông lại ở đáy nhé!
2, TOPPING CREAM Có tên đầy đủ là non-dairy topping cream.
– Phục vụ:
Topping cream chủ yếu chỉ dùng để phủ và trang trí bánh. Cũng có 1 số loại Topping Cream có tác dụng thay thế Whipping Cream khi làm bánh Mousse (bánh ko cần dùng lò nướng, dùng lá gelatin để làm đông).
– Thành phần:
Là một loại kem tươi thực vật và là một loại kem ít béo (low-fat food). Thành phần gồm các chất chuyển thể từ sữa (emulsifier) và tạo đặc (hydrocolloids)… Đây là nhóm thực phẩm ít béo và thích hợp cho người ăn kiêng. Về độ ngon thì dĩ nhiên là không bằng whipping cream.
– Ưu điểm:
Khi làm kem trang trí bánh, Topping Cream rất đứng kem, dễ trang trí và lại ít bị chảy hơn so với Whipping Cream. Đây là một trong số những đặc điểm nổi trội của Topping cream.
Gía thành của topping cream tương đối thấp và hợp lý.
Bảo quản được khá lâu so với nhiều loại kem khác.
– Nhược điểm:
Vì topping cream ít béo nên chúng sẽ làm giảm bớt đi độ béo ngậy.
Topping cream có sẵn lượng đường nên việc điều tiết độ ngọt là hạn chế. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì topping cream vẫn là một lựa chọn lý tưởng để làm bánh phương Tây đấy nhé!
Tham khảo thêm cách phân biệt các loại bánh tây nhé!
– Bảo quản:
Ở ngăn đá tủ lạnh. Sau khi dùng xong cần kẹp miệng túi cẩn thận rồi cất vào ngăn đá. Khi dùng thì bỏ ra và để rã đông tự nhiên trong ngăn mát tủ lạnh từ 8 – 12h. Thời gian bảo quản được khoảng 3 tháng hoặc hơn, tùy theo nhiệt độ tủ lạnh
Lưu ý: Topping Cream có chứa đường, vì vậy khi dùng Topping Cream không cần thiết cho thêm đường nữa nhé!