Cách làm bánh mì đặc ruột Việt Nam sẽ không đơn giản và quá dễ dàng như cách làm các loại bánh mì kẹp thịt hay chả cá. Nhưng đừng lo, Học làm bánh ở TPHCM tin rằng chỉ với công thức và những kinh nghiệm được trình bày trong bài viết này, bạn sẽ có món bánh mì đặc ruột mê ly nếu thực sự cố gắng. Khó mới đáng để thử, phải không nào?
Nguyên liệu:
Chuẩn bị:
- 110 – 120 gr nước
- 200 gr bột làm bánh mì
- 7 gr dấm (5% acid)
- 2 gr muối
- 5gr men instant
- 8 gr đường
Lưu ý:
- Nên sử dụng loại bột chuyên dụng làm bánh mì là Bread flour với hàm lượng protein nằm trong khoảng 11,5 – 12,5%. Bột có hàm lượng protein thấp hơn sẽ làm thớ bánh khó dai. Ngược lại, bột sẽ cần nhiều nước hơn và thớ bánh có thể sẽ thô và cứng hơn.
- Chỉ nên sử dụng tối đa 7gr dấm (5% acid) vào bánh (bởi bánh sẽ chua nếu cho nhiều hơn). Thay đổi lượng dấm cho phù hợp nếu nồng độ Acid của dấm cao hay thấp hơn.
- Sử dụng công thức có dấm, bột sẽ ướt hơn, nên cho lượng nước vừa phải để nhồi tay đỡ vất vả hơn.
- Men instant là men không cần kích hoạt. Có thể thay thế bằng mem tươi hoặc men khô (cần kích hoạt). Nên nhớ: men bánh mì khác với các loại men làm bột nở, muối nở, men rượu… nên không thể thay thế cho nhau.
- Lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề độ xốp, nở của bột, hay thao tác nhào bột dễ hay khó? Tùy vào loại bột, bạn nên cho hàm lượng khoảng 60gr – 70gr nước với hàm lượng 100gr bột (12% protein).
- Các loại gia vị như: muối, đường, dầu ăn ít nhiều ảnh hưởng đến độ dai của thớ bánh, độ xốp của ruột. Nếu bạn thích ăn bánh mì nở tốt nhất thì có thể không sử dụng những nguyên liệu này. Còn nếu bạn muốn ăn bánh có vị, thì bạn có thể cho vào công thức làm bánh mì của mình một ít muối, đường.
Tiến hành cách làm bánh mì đặc ruột
Thời gian thực hiện: 1h30 – 2 giờ
Bước 1:
Chọn 1 cái âu, trộn lẫn bột và men thành một. Hòa tan đường, muối, nước vào, dùng thìa hoặc máy trộn ở tốc độ thấp nhất, trộn đến khi các nguyên liệu hòa quyện thành 1 khối, và không thấy bột khô. Để bột nghỉ trong khoảng 10 – 15 phút. Có thể dùng 1 miếng nilon, khăn vải đậy lên miệng âu để mặt bột không bị khô, nứt ra khi thời tiết khô.
Sau đó, nhồi bột đến khi mặt bột mịn hơn và có độ đàn hồi tốt hơn. Nếu nhồi tay sẽ mất khoảng 10 – 15 phút. Mình dùng que xoắn của máy Bosch cầm tay (công suất 550W) nhồi mất khoảng 5 – 7 phút ở tốc độ 2 – 3/5 (5 là cao nhất). Tiếp tục để bột nghỉ thêm 5 – 10 phút.
Sau khi bột nghỉ lần 2, bạn tiếp tục nhồi thêm 5 – 10 phút. Bước này bạn nên nhồi tay cho đến khi bột có độ đàn hồi tốt và mịn. Lý tưởng là có thể kéo bột thành một màng mỏng.
Bước 2: Bạn chia nhỏ bột để tạo hình. Bạn có thể viên tròn lại, rồi cho bột nghỉ thêm 10 phút. Sau đó, bạn cán bột mỏng ra thành hình bầu dục, mím méo bột lại cho thật chặt, không đở hở cho không khí tràn vào. Dùng 2 tay lăn khối bột trên bàn. Chú ý để lực ở phần cạnh ngoài của lòng bàn tay mạnh hơn 1 chút. Chúng ta sẽ thu được khối bột thuôn dài với 2 đầu nhọn. Ủ bánh đã được tạo hình từ 1h đến 2h cho bột thật nở. Chú ý, quá trình ủ phải kín gió, duy trì độ ẩm trên bề mặt của bánh. Bạn có thể sử dụng khăn ẩm phủ lên.
Bước 3: Sau khi ủ lần 2, rạch bánh theo chiều dài, xịt nước vào bánh bằng bình xịt nước cho đều. Đặc biệt, xịt nhiều ở vết rạch. Rồi cho vào lò nướng bánh.
Khi lò nướng bánh mì phát tín hiệu đã xong, bạn cho bánh ra khay, tắt lò. Chúc bạn sẽ có những chiếc bánh mê li với vỏ bánh mì giòn rụm, đặc ruột là đạt chuẩn.
Dẫu có thất bại ngay lần đầu tiên, thì bạn cũng đừng nản lòng nhé. Nếu đã làm đúng theo các hướng dẫn ở trên mà vẫn không làm được thì các bạn có thể đến lò dạy làm bánh mì ở TPHCM để học hỏi thêm kinh nghiệm nhé! Đừng bỏ cuộc.