Lò chiên không dầu không chỉ được dùng để chiên các thực phẩm thịt cá, rau củ thông thường. Mà nó còn còn có thể dùng để làm một số món bánh ngon kể cả bánh trung thu. Và cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu thì vô cùng đơn giản. Cùng với Ú Ù bakery làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu nhé.
Nguyên liệu làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu
Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu
- Đậu xanh không vỏ: 200g
- Đường trắng: 150g
- Bột bánh dẻo: 30g
- Dầu ăn: 50g
- Mạch nha: 50g
- Vanilla: 1mcf
Nguyên liệu làm vỏ bánh
- Bột mì: 300g
- Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
- Mật ong: 5g
- Bơ đậu phộng: 15g
- Dầu ăn: 40g
- Nước đường làm bánh trung thu: 210g
Nguyên liệu phết mặt bánh
- Lòng đỏ trứng: 1 cái
- Nước đường: 1 mcf
- Sữa: 1 mcf
- Dầu ăn: 1 mcf
Cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu
Bước 1: Làm nhân bánh
- Đậu xanh bạn đem đi vo sạch hoặc có thể ngâm khoảng 30 – 60 phút.
- Cho đậu xanh vào một cái nồi rồi cho nước ngập mặt đậu và 1mcf muối, bật bếp nấu sôi. Sau khi đậu sôi lên thì hạ lửa trung bình, vớt bọt, khuấy đều. Nấu cho đến khi nước cạn còn xâm xấp mặt đậu thì đậy nắp hạ nhỏ lửa và nấu trong vòng 20 phút thì đậu chín.
- Đậu chín thì bạn cho 150ml nước, đường và ½ lượng dầu ăn vào, khuấy đều cho tan đường. Sau đó xay cho đậu nhuyễn, mịn và lượt lại qua rây cho vào một cái chảo.
- Đi pha 30g bột bánh dẻo với 2 mcf nước lọc, khuấy đều cho tan rồi cho vào chảo đậu xanh vừa lượt và trộn đều.
- Bắt chảo lên bếp sên cho đến khi thấy hỗn hợp sôi thì hạ lửa, đảo đều tay tránh để bị cháy.
- Sau đó từ từ bạn mới cho ½ dầu ăn còn lại và mạch nha vào, khuấy đều. Và tiếp tục sên cho đến khi ấn tay vào không còn dính tay là được nhưng đừng khô quá. Nhấc khỏi bếp và cho vani vào khuấy đều cho hòa quyện lại.
- Cho nhân ra tô và đậy kín lại để không bị khô. Trứng muối rửa qua với rượu rồi đem hấp khoảng 10 phút.
- Bạn chia nhân thành 15 phần bằng nhau, mỗi phần nặng 65g. Sau đó vo tròn lại, ấn ngón cái vào giữa rồi cho trứng muối vào và túm lại.
Bước 2: Làm vỏ bánh
- Cho vào cái bát lớn mật ong, dầu ăn, lòng đỏ trứng, nước đường và bơ đậu phộng khuấy đều. Sau đó rây bột vào từ từ trộn cho đến khi nguyên liệu quyện lại thành một khối.
- Chỉ cần dùng tay bóp cho khối bột đồng nhất, dẻo mịn và không dính tay, không nhồi lâu. Sau đó đậy kín và để bột nghỉ 30 phút.
- Sau khi bột nghỉ xong thì chia bột thành những viên có trọng lượng khoảng 35g.
- Dùng cây cán, cán mỏng bột rồi cho nhân vào giữa rồi túm kín lại, vo tròn. Nếu bột bị dính thì phủ một lớp mỏng bột áo rồi cán.
- Áo khuôn với một lớp dầu ăn hoặc lăng viên bột qua một lớp bột áo mỏng. Sau đó ấn mạnh khuôn xuống để bánh được dàn đều và giữ khoảng 7 giây rồi nhấc lên.
Bước 3: Nướng bánh bằng lò chiên không dầu
- Làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 15 phút.
- Sau đó cho bánh vào nồi Nướng lần 1 ở 150ºC trong 5 phút rồi lấy ra, để nguội.
- Phết hỗn hợp lòng đỏ trứng, nước đường, sữa tươi và dầu ăn lên mặt bánh.
- Rồi đem nướng lần 2 ở 140 độ C trong 5 phút, thấy bánh ngả sang màu vàng là được. Lấy bánh ra và lại để nguội rồi phết một lớp mỏng trứng nữa.
- Lần 3 nướng bánh ở 140ºC thêm 5 phút thấy bánh chín vàng thì lấy ra. Lúc mới nướng xong vỏ bánh còn cứng, nhưng để qua ngày thì bánh tươm dầu, mềm rất ngon.
Lưu ý cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu
- Dung tích của nồi chiên không dầu khá nhỏ nên nếu làm nhiều bánh sẽ phải nướng nhiều lần.
- Nhân bánh nên sên vừa phải không quá khô hay quá ướt như vậy bánh sẽ dễ bị nứt.
- Để tránh bánh nướng bị nứt, cong vênh, bạn nên dùng cân điện tử để cân chính xác bột khi chia vỏ và nhân.
- Ngoài nhân đậu xanh, bạn có thể làm nhân thập cẩm, nhân khoai môn,… bằng nồi chiên không dầu.
- Nước đường không đạt yêu cầu mà dùng nhiều sẽ làm bánh có màu không đẹp. Ngoài ra, nước đường chưa sôi có nhiều hạt nhỏ li ti rất dễ làm hỏng bánh.
- Nhiệt độ nướng không đủ sẽ làm bánh nướng không đều hoặc nhiệt độ quá cao sẽ làm bánh bị phồng và biến dạng. Chú ý theo dõi nhiệt độ và quan sát bánh trong quá trình nướng.
Cách chọn mua đậu xanh ngon
- Theo công thực cách làm bánh bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu nhân đậu xanh ngon thì cần phải có nhân đậu xanh chất lượng. Đậu xanh ở đây là đậu đã qua sơ chế sạch vỏ, màu sáng, không lẫn tạp chất và không bị mốc, mối mọt.
- Bạn có thể dễ dàng tìm mua loại đậu xanh này ở các siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa!
Cách bảo quản bánh trung thu được lâu
- Với cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu hoặc bánh trung thu mua ở ngoài thường được gói kín và đựng trong túi nên để được lâu ở nhiệt độ phòng.
- Bánh trung thu nướng tại nhà có thể sử dụng trong vòng 1 tuần kể từ ngày nướng và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao, ẩm ướt.
- Một cách để kéo dài thời gian bảo quản bánh trung thu là cho vào tủ lạnh.Nên cho bánh vào túi hoặc hộp kín khí trước khi cho vào tủ lạnh. Và khi sử dụng, bạn nên hâm nóng bánh trong lò vi sóng hoặc lò nướng. Tuy nhiên chất lượng bánh sẽ không ngon bằng như lúc mới nướng.
- Tuy nhiên, bánh trung thu làm bằng tay sẽ có hạn sử dụng hạn chế. Dù để trong tủ lạnh thì bánh quy chỉ có thể để được tối đa là 15 ngày. Ngừng sử dụng nếu bánh bị mốc hoặc có mùi lạ.
Chỉ với nồi chiên không dầu bạn đã có được mẻ bánh trung thu thật ngon mà không cần đến lò nướng. Với công thức trên thì bạn có thể làm ra những chiếc bánh trung thu ngon cho gia đình mình. Cùng bắt tay vào thực hiện cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu tiện lợi này nhé.
Thầy Quân - thầy dạy làm bánh kem - bánh mì - bánh việt
Thầy quân đã làm bánh với hơn 30 năm kinh nghiệm. Thầy đã từng mở 5 tiệm bánh, lò bánh mì kinh doanh ổn định, và mở hơn 20 lò bánh mì cho học viên. Với kinh nghiệm dạy dằn và lòng đam mê với bánh thầy đã giúp hàng ngàn học viên học mở tiệm kinh doanh. Bên cạnh việc dạy bánh thầy sẳn sàng chia sẽ kinh nghiệm mở lò, bí quyết kinh doanh tiệm bánh.
Thầy đã đi sang Mỹ dạy và mở lò bánh mì cho học viên, thầy nắm rõ về nguyên liệu cũng như những điều kiện để mở lò, kinh doanh lò bánh mì ở nước ngoài. Câu châm ngôn của thầy "Dạy nghề thì không được dấu nghề - Chia sẽ hết bí quyết và học viên làm được là sự thành công của người thầy"
Cô Trâm Anh (Cô Na) - Cô người Huế chuyên dạy các món ăn Việt, đặc biệt phở và bún bò
Cô Trâm Anh là người gốc Huế, với đam mê về ẩm thực cô đã đi rất nhiều nơi học hỏi các công thức món ăn và với kinh nghiệm cô đã biến tấu, thổi hồn vào các món ăn, giúp những công thức món ăn được thăng hoa. Cô đã từng mở tiệm bún bò và tiệm phở ở quận 3 được đông đảo thực khách ủng hộ nhưng vì có dự định đi định cư nước ngoài nên cô tạm dừng các cửa hàng chỉ còn dạy nghề cho thoả đam mê, hiện cô đã giúp học viên các nơi mở hơn 30 quán phở, bún bò chuẩn vị Huế, học viên đã thành công và gửi lời cảm ơn đến cô rất nhiều. Bên cách truyền nghề, cô còn truyền bí quyết kinh doanh, truyền ngọn lửa nhiệt huyết với nghề của cô cho các bạn học viên, giúp học viên có thể đứng vững trên con đường kinh doanh tiệm ăn, cũng như các bà nội trợ tự tin nấu những món ăn ngon lành bổ dưỡng cho gia đình.