Phô mai là loại thực phẩm vô cùng phổ biến và được ưa chuộng ở các nước phương Tây tuy nhiên với không ít người Việt nó cũng đã dần trở nên quen thuộc với nó trong các món ăn hay trong việc chế biến các món ăn cũng như làm bánh. Cùng dạy làm bánh ngon đi tìm hiểu và phân biệt các loại phô mai phổ biến nhé



Cheese ( phô mai) là một sản phẩm mà trong thành phần có chứa nhiều protein và chất béo từ sữa, thường là các loại sữa bò, dê, cừu. Nó có nguồn gốc từ phương Tây, và khi đến Việt Nam, xuất hiện trong các món ăn hay các loại bánh ngọt của Việt Nam thì người ta hay gọi nó với cái tên là pho mát hoặc là phô mai. Chủng loại và hương vị của phô mai rất đạ dạng và phong phú, có đến hàng trăm loại phô mai được điểm mặt đặt tên trên thế giới. Với những tín đồ của mì Ý, pasta hay đặc biệt là pizza thì không thể không biết đến phô mai, bởi phô mai chính là nét đặc trưng tạo lên hương vị thơm ngon, béo ngậy của các món ăn này.

Và quen thuộc hơn cả với chúng ta có lẽ là những loại phô mai dưới đây :

1. Phô mai Parmesan



Là tên gọi tắt của loại phô mai Parmigiano-Reggiano. Đây là loại phô mai đặc trưng nhất trong món pasta. Parmesan là loại cheese cứng, làm từ sữa bò và phải mất tối thiểu 1 năm, thường là 2 đến 3 năm ủ để cheese đạt độ “chín”.

Parmesan có thể dùng để ăn ngay hoặc để nấu trong các món ăn. Khi ăn, parmesan thường phải bào vụn, bào sợi, thái lát hoặc cắt thành vụn nhỏ. Hiện nay trong siêu thị hay các cừa hàng chuyên bán đồ bơ sữa của nước ngoài, người ta thường bào vụn phô mai Parmesan và đóng gói để tiện cho người mua về chế biến món ăn.

2. Phô mai Mozzarella


Loại cheese này có nguồn gốc từ Italy, còn được xếp chung vào nhóm cream cheese, được làm từ sữa trâu nước hoặc sữa bò. Ở dạng tươi, mozzarella khá mềm, có màu từ trắng đến ngả vàng tùy theo chế độ ăn uống của con trâu hay bò được lấy sữa. Truyền thống thì mozzarella tươi được làm và ăn ngay trong ngày.

Do có độ ẩm lớn nên mozzarella tươi có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tuần. Những loại mozzarella đã được làm khô đi bằng cách giảm nước và đã được cắt thành vụn nhỏ như ngày nay có thể được bảo quản đến 6 tuần. Mozzarella là loại phô mai thường được dùng làm lớp phủ của món bánh pizza, sẽ không có món bánh pizza với lớp phô mai mềm dẻo béo ngậy phủ lên lớp nhân bánh ngon mê đắm trong chiếc bánh pizza thần thánh, pizza sau khi nướng mozzarella sẽ chảy và tạo thành những sợi cheese dai và dính.



3. Phô mai Cheddar



Đây cũng là một loại cheese cứng, có màu vàng nhạt ngà trắng, có nguồn gốc từ làng Cheddar, Somerset, là loại cheese phổ biến nhất ở Anh và cũng là loại cheese được tiêu thụ với số lượng lớn nhất thế giới. Cheddar càng ủ lâu thì càng “sắc”, thời gian để cheddar đạt độ “chín” là từ 9 đến 24 tháng.

Cheddar lát thường dùng trong burger, các loại bánh mì sandwich, dùng trong các món nướng như pasta nướng hay pizza, hoặc casserole, rissotto.

4. Cream cheese



Là loại phô mai tươi, màu trắng, mềm, có vị cheese chua nhẹ nhàng và hơi ngọt. Đây là nguyên liệu chính và rất quen thuộc để làm cheesecake. Cream cheese cũng có thể được ăn “tươi” kèm với bánh mì, cracker, v.v.

5.  Mascarpone



Bản thân mascarpone không phải là phô mai, nó chỉ là sản phẩm được tạo nên khi thêm một thành phần phụ gia vào quá trình tách kem khỏi sữa. Mascarpone mềm, màu trắng, tươi. Để làm ra món bánh tiramisu làm mê đắm không biết bao tín đồ của món bánh tráng miệng này thì không thể thiếu mascarpone.

6. Phô mai xanh ( blue cheese )



Tên gọi của loại phô mai này là để miêu tả những đốm màu xanh lam, đôi khi là xanh  xám hoặc xanh pha màu lam trong miếng cheese. Chính thành phần màu xanh lam này tạo nên mùi vị đặc trưng.

Loại phô mai này được làm từ sữa bò, sữa cừu hoặc sữa dê, blue cheese chỉ là tên chung cho hàng loạt các loại blue cheese với những tên gọi khác nhau. Loại cheese này rất thích hợp để ăn kèm với hoa quả, crackers (1 loại bánh quy giòn) hoặc rượu vang.

7. Phô mai Ricotta cheese



Ricotta có nguồn gốc tử Ý, được làm từ nước tách từ sữa bò hoặc cừu. Trong quá trình tách kem để làm cheese có nước được tách ra, và chính nước này được sử dụng để làm ricotta. Loại cheese này mềm, có màu trắng, vị hơi ngọt và rất ít béo.

Ricotta được ưa chuộng để làm các món dessert của Ý hoặc ăn kèm với các món tráng miệng khác. Ricotta cũng được dùng để làm cheesecake và nhiều loại cookies. Pasta và pizza cũng có những công thức làm với ricotta.

Đây là 7 loại phô mai phổ biến và hay được dùng trong chế biến món ăn và làm bánh trong thế giới chủng loại phô mai phong phú đa dạng. Nếu yêu thích mùi vị béo ngậy, thơm ngon của phô mai bạn hãy tiếp tục khám phá kho tàng mùi vị phô mai khi có cơ hội được thưởng thức các món ăn hay những nơi sản xuất phô mai nổi tiếng của phương Tây – nơi ra đời của chúng nhé.

Hy vọng những kiến thức chia sẻ trong bài viết về phân biệt các loại phô mai phổ biến này sẽ giúp ích phần nào cho bạn hiểu hơn về nguồn gốc cũng như thành phần của chúng để làm ra loại bánh kem phô mai thật đặc biệt nhé !

Liên hệ ngay:
CN1: 145/23 Lê Quang Định, phường 14, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (Gần chợ Bà Chiểu) - 0902 54 54 33 (Thầy Quân)