Cách làm bánh trung thu đơn giản tại nhà ngon bất bại mà ai ai cũng có thể làm được. Một mùa trung thu nữa lại về, không khí náo của bọn trẻ khi được nhận những món bánh, những món quà từ người thân thật vui vẻ. Và đặc trưng không thể thiếu trong ngày lễ này đó là món bánh trung thu. Học Làm Bánh cùng Ú Ù bakery để thực hiện cách làm món bánh này nhé.
Nguồn gốc bánh trung thu
- Bánh trung thu xuất hiện ở Trung Quốc và sau đó được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Theo truyền thuyết Trung Quốc, vào cuối thời nhà Nguyên, trong một cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo, để bí mật truyền tin và mệnh lệnh, người ta đã làm một chiếc bánh hình tròn, bên trong có nhét đầy một mảnh giấy. với thời gian để cuộc khởi nghĩa bắt đầu vào tháng sáng nhất, tức là rằm tháng tám.
- Những cookie này sau đó đã được phổ biến trên toàn thế giới và trở thành một phương tiện liên lạc rất hiệu quả và an toàn. Tin tức về cuộc nổi dậy lan nhanh qua chiếc bánh.
- Kể từ đó, người Hoa lấy tục làm bánh trung thu vào ngày rằm tháng 8 để cúng giỗ.
Tổng hợp cách làm bánh trung thu
Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh
Nguyên liệu
Phần vỏ bánh
- Bột mì đa dụng: 280g
- Mật ong: 200g
- Dầu ăn: 30g
- Bột custard: 10g
- Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
Phần nhân bánh
- Đậu xanh: 300g
- Nước: 1 lít
- Muối: 1 mcf
- Đường: 200g
- Dầu dừa: 140g
- Bột mì: 15g
- Nước: 2mcf
- Vanilla extract: 1 mcf
- Lòng đỏ trứng muối: 15 cái
Cách làm
Bước 1: Sên nhân
- Đậu xanh bạn đem đi vo sạch hoặc có thể ngâm khoảng 30 – 60 phút.
- Cho đậu xanh vào một cái nồi rồi cho khoảng 800ml nước và 1mcf muối, bật bếp nấu sôi. Sau khi đậu sôi lên thì hạ lửa trung bình, vớt bọt, khuấy đều. Nấu cho đến khi nước cạn còn xâm xấp mặt đậu thì đậy nắp hạ nhỏ lửa và nấu trong vòng 20 phút thì đậu chín.
- Đậu chín thì bạn cho 200ml nước, đường và ½ lượng dầu dừa vào khuấy đều cho tan đường. Sau đó xay cho đậu nhuyễn, mịn và lượt lại qua rây cho vào một cái chảo.
- Đi pha 15g bột mì với 2 mcf nước lọc, khuấy đều cho tan rồi cho vào chảo đậu xanh vừa lượt và trộn đều.
- Bắt chảo lên bếp sên cho đến khi thấy hỗn hợp sôi thì hạ lửa, đảo đều tay tránh để bị cháy.
- Sau đó từ từ bạn mới cho ½ dầu dừa còn lại vào, cho 1 muỗng vào khuấy đều rồi mới cho tiếp. Và tiếp tục sên cho đến khi ấn tay vào không còn dính tay là được nhưng đừng khô quá. Nhấc khỏi bếp và cho vani vào khuấy đều cho hòa quyện lại.
- Cho nhân ra tô và đậy kín lại để không bị khô.
- Bước 2: Làm phần bột
- Cho vào cái bát lớn mật ong, dầu ăn, bột custard và lòng đỏ trứng khuấy đều. Sau đó cho bột vào từ từ trộn cho đến khi nguyên liệu kết dính lại với nhau. Chỉ cần dùng tay bóp cho khối bột đồng nhất, dẻo mịn và không dính tay, không nhồi lâu.
- Đậy kín bột lại và để bột nghỉ 30 phút.
Bước 3: Sơ chế phần trứng muối
- Trứng muối bạn lấy phần lòng đỏ cho vào bát rồi thêm một ít rượu trắng vào đảo đều.
- Vớt ra khay có lót giấy nến, phết một lớp dầu lên trứng rồi đem nướng 5 phút, 170 độ C.
- Bước 4: Đóng bánh
- Bạn chia nhân thành 15 phần bằng nhau, mỗi phần nặng 65g. Sau đó vo tròn lại, ấn ngón cái vào giữa rồi cho trứng vào và túm lại.
- Bột thì bạn cũng chia 15 phần, mỗi phần nặng 35g. Dùng cây cán, cán mỏng bột rồi cho nhân vào giữa rồi túm kín lại, vo tròn. Nếu bột bị dính thì phủ một lớp mỏng bột áo rồi cán.
- Áo khuôn với một lớp dầu ăn hoặc lăng viên bột qua một lớp bột áo mỏng. Sau đó ấn mạnh khuôn xuống để bánh được dàn đều và giữ khoảng 7 giây rồi nhấc lên. Xếp bánh lên khay có lót giấy nến và đem nướng.
Bước 5: Nướng bánh
- Làm nóng lò trước 20 phút, 200 độ C.
- Nướng bánh 13 – 15 phút, 200 độ C, sau đó lấy ra phun nước lên và để cho thật nguội.
- Khuấy tan 1 lòng đỏ và ½ muỗng canh dầu mè và 1 muỗng canh nước khuấy đều. Sau đó phết đều, lên mặt bánh rồi đem đi nướng khoảng 5 – 7 phút, 200 độ C là hoàn thành.
Cách làm bánh trung thu thập cẩm
Nguyên liệu
Phần nhân
- Mè rang: 40g
- Hạt dưa: 40g
- Hạt hạnh nhân: 40g
- Hạt điều: 80g
- Lạp xưởng: 130g
- Mứt hạt sen: 100g
- Mỡ đường: 80g
- Bột nếp: 60g
- Bột ngũ vị hương: ½ mcf
- Vỏ chanh vàng: 1mcf
- Dầu ăn: 1 mc
- Dầu mè: 1 mc
- Dầu hào: 1 mc
- Nước tương: 1 mcf
- Nước lọc: 4 – 5 mc
Phần bột
- Mật ong hoặc nước đường: 200g
- Dầu: 40g
- Bơ đậu phộng: 15g
- Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
- Bột custard: 10g
- Bột mì đa dụng: 280 – 300g
Phần phết mặt bánh
- Lòng đỏ trứng: 1 cái
- Lòng trắng: ½ cái
- Nước: 1 mc
- Dầu mè: 1 mc
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nhân
- Mè thì bạn rang sơ qua cho thơm, hạt điều, hạt dưa thì cho vào cái khay đem nướng 150 độ C, từ 5 – 7 phút.
- Hạt điều, mứt hạt sen thì bạn băm cho nó vụn ra chứ đừng quá nhuyễn. Lạp xưởng đem luộc lửa trung bình khoảng 5 phút, vớt ra cắt hạt lựu.
- Rang bột nếp với lửa nhỏ từ 8 – 10 phút.
- Cho tất cả nguyên liệu vào chảo gồm: mè, hạt dưa, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt sen, lạp xưởng, mỡ đường, bột ngũ vị hương và 1 mcf vỏ chanh bào rồi trộn đều.
- Sau đó đi pha hỗn hợp nước gồm: 1 mcf dầu ăn, 1 mc dầu mè, 1 mc dầu hào, 1 mc nước tương và 5 mc nước lọc, khuấy đều rồi cho vào hỗn hợp nhân trong chảo trộn đều lại một lần nữa và bắt lên bếp.
- Xào nhân trên bếp khoảng 1 phút thì cho ½ lượng bột nếp vào trộn đều rồi mới cho tiếp bột còn lại vào. Xào cho đến khi thấy mỡ đường trong lại, nhân kết dính thì nhắc khỏi bếp, không xào quá lâu sẽ bị khô.
- Nhắc khỏi bếp thì bạn cho thêm tinh chất hoa bưởi và lá chanh vào trộn đều lên ( nếu có).
- Sau đó bạn đi vo nhân, cân mỗi viên nặng khoảng 60 – 65g vo tròn để trên khay.
Bước 2: Làm phần bột
- Trong một cái bát lớn, cho mật ong, dầu, bơ đậu phộng, lòng đỏ trứng, và bột custard vào khuấy đều. Sau đó cho từ từ bột mì vào khuấy đều cho đến khi khối bột dẻo, mịn và không bị khô là được. Để bột nghỉ khoảng 30 phút, nhớ đậy kín bột.
- Lưu ý thùy vào mình sử dụng mật ong hay nước đường mà mình điều chỉnh lượng bột cho phù hợp. Không nên cho hết bột vào một lượt khi nhồi mà cho từ từ vào để kiểm soát được độ khô của bột.
- Sau khi bột nghỉ xong thì chia bột ra thành những viên khoảng 40g.
- Sau đó cán mỏng vỏ bột rồi cho nhân vào giữa, túm kín mí bột lại và vo tròn. Lăn bột qua lớp bột áo rồi dùng khuôn ấn chặt giữ khoảng 5 giây, lấy ra cho lên mâm.
Bước 3: Pha hỗn hợp quét mặt bánh
- Cho vào bát 1 cái lòng đỏ, ½ lòng trắng trứng, 1 mc nước và 1 mc dầu mè khuấy đều lên.
Bước 4: Nướng bánh
- Làm nóng lò 200 độ C trong 15 phút
- Cho bánh vào nướng 10 phút, 200 độ C, sau đó lấy ra và phun nước lên trên mặt bánh rồi để nguội.
- Bánh nguội, phết trứng đều lên mặt rồi cho vào lò nướng tiếp ở 200 độ C trong vòng 10 phút, thấy vỏ chuyển sang màu vàng là được.
- Lấy bánh ra, để nguội rồi thưởng thức. Bánh ăn ngon là sau 2 đến 3 ngày vỏ mềm tươm dầu.
Cách làm bánh trung thu nhân khoai môn
- Đối với bánh trung thu nhân khoai môn thì cách làm vỏ tương tự như nhân đậu xanh.
Phần nhân khoai môn
Nguyên liệu
- Khoai môn: 400g
- Muối: 2g
- Nước 200ml
- Đường: 100g
- Nước: 100ml
- Sữa đặc: 100g
- Tinh bột bắp: 10g
- Nước: 30ml
- Tinh chất khoai môn: 1 ít
- Dầu dừa: 40g
Cách làm
- Khoai môn mua về bạn sơ chế cho sạch rồi cắt thành những miếng nhỏ để nấu cho mau mềm.
- Cho khoai vào nồi, thêm vào 200ml nước và 2 g muối vào. Bắt lên bếp nấu lửa trung bình khoảng 8 – 10 phút cho khoai chín mềm.
- Nhắc khỏi bếp rồi đậy kín lại. Trong lúc này thì bạn đi nấu nước đường. Cho vào chảo 100ml nước và 100g đường, bắt lên bếp đun cho tan đường.
- Sau đó cho nước đường vừa nấu và 100g sữa đặc vào nồi khoai môn hấp rồi dùng máy xay xay nhuyễn.
- Lượt hỗn hợp khoai qua rây cho vào một cái nồi khác. Pha bột bắp với nước, khuấy tan rồi cho lại vào chảo nhân, khuấy đều hỗn hợp lên. Nếu muốn màu đậm hơn thì cho thêm một ít tinh chất vanila vào.
- Bắt nồi nhân lên bếp sên với lửa lớn, khuấy liên tục cho đều tay. Đến khi thấy sôi thì hạ xuống lửa trung bình và vẫn khuấy đều tay.
- Lúc này bạn cho ½ lượng dầu dừa vào khuấy cho hòa quyện rồi mới cho tiếp phần còn lại vào. Như vậy phần nhân mới không bị tách dầu. Và tiếp tục khuấy đều khoảng 20 phút cho đến khi nhân khô dẻo, sờ thử tay vào mà không bị dính tay thì đạt.
- Cho nhân ra một cái bát, đậy kín và để nguội, sau đó mới đi chia nhân và đóng bánh.
Cách làm bánh trung thu khoai lang tím
- Cách làm bánh trung thu khoai lang tím thì vô cùng đơn giản, nó tương tự như khoai môn trên. Chỉ cần thay nguyên liệu khoai môn thành khoai lang tím là có thể làm được ngay.
Cách làm bánh trung thu nhân trà xanh
Phần vỏ
- Tương tự như cách làm bánh trung thu đậu xanh
Phần nhân
Nguyên liệu
- Đậu xanh không vỏ: 180g
- Đường: 90g
- Dầu ăn: 65g
- Bột mì đa dụng: 15g
- Nước: 30ml
- Bột matcha: 10g
- Nước sôi: 15ml
Cách làm
- Đậu xanh bạn đem đi vo sạch rồi sau đó để ngâm 3 – 4 tiếng.
- Vớt đậu ra cho vào nồi rồi thêm nước vào ngập mặt đậu khoảng 1 lóng tay. Bắt lên bếp nấu với lửa vừa khoảng 30 – 40 phút để đậu chín mềm. Lưu ý là nhớ vớt bọt thường xuyên và đậy hé nắp để đậu mau mềm.
- Sau khi đậu đã mềm nát thì nhắc xuống cho 90g đường vào và dùng máy xay xay nhuyễn.
- Lượt đậu qua rây cho vào một cái chảo chống dính. Bạn đi pha 15g bột mì với 30ml nước khuấy đều cho tan rồi cho vào chảo đậu xanh, khuấy đều.
- Bắt chảo lên bếp đun và khuấy đều tay, khi hỗn hợp sôi thì thì hạ nhỏ lửa lại, sau đó bạn cho dầu dừa vào. Lưu ý là cho từng chút dầu vào, khuấy cho hòa quyện rồi mới cho tiếp dầu vào nữa như thế mới không bị tách dầu.
- Khi nhân đã đặc lại thì bạn đi hòa tan 10g bột matcha với 15ml nước sôi, khuấy tan rồi đổ vào chảo nhân. Tiếp tục khuấy đều tay cho trà xanh hòa quyện và sên nhân đến khi khô dẻo sờ ta vào mà không dính tay là đạt.
- Cho nhân ra bát đậy kín và để nguội, sau đó chia nhân và đóng bánh.
Lưu ý khi làm bánh trung thu để được ngon hơn
- Điều chỉnh lượng bột cho phù hợp để bột không quá khô hay quá ướt như thế vỏ bánh mới ngon. Tùy vào bạn sử dụng mật ong hay nước đường mà cần phải lưu ý.
- Nhân bánh thì bạn sên đến khi sờ tay vào mà không bị dính tay thì được. Không nên sên khô quá như thế sẽ cứng không ngon.
- Đối với bánh trung thu thì để 2 – 3 ngày sau khi làm ra thì vỏ bánh mới tươm dầu, mềm mới ngon hơn là thưởng thức liền.
Với cách làm bánh trung thu đơn giản trên thì bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà mà không cần phải ra hàng mua. Nhân dịp mùa trung thu sắp đến bạn hãy trổ tài làm món bánh này cho gia đình mình thưởng thức với nhiều hương vị khác nhau để thưởng thức một mùa trung thu thật trọn vẹn nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp cách làm bánh trung thu dẻo đơn giản tại nhà
- Cách nấu nước đường làm bánh Trung thu “cực dễ”
Thầy Quân - thầy dạy làm bánh kem - bánh mì - bánh việt
Thầy quân đã làm bánh với hơn 30 năm kinh nghiệm. Thầy đã từng mở 5 tiệm bánh, lò bánh mì kinh doanh ổn định, và mở hơn 20 lò bánh mì cho học viên. Với kinh nghiệm dạy dằn và lòng đam mê với bánh thầy đã giúp hàng ngàn học viên học mở tiệm kinh doanh. Bên cạnh việc dạy bánh thầy sẳn sàng chia sẽ kinh nghiệm mở lò, bí quyết kinh doanh tiệm bánh.
Thầy đã đi sang Mỹ dạy và mở lò bánh mì cho học viên, thầy nắm rõ về nguyên liệu cũng như những điều kiện để mở lò, kinh doanh lò bánh mì ở nước ngoài. Câu châm ngôn của thầy "Dạy nghề thì không được dấu nghề - Chia sẽ hết bí quyết và học viên làm được là sự thành công của người thầy"
Cô Trâm Anh (Cô Na) - Cô người Huế chuyên dạy các món ăn Việt, đặc biệt phở và bún bò
Cô Trâm Anh là người gốc Huế, với đam mê về ẩm thực cô đã đi rất nhiều nơi học hỏi các công thức món ăn và với kinh nghiệm cô đã biến tấu, thổi hồn vào các món ăn, giúp những công thức món ăn được thăng hoa. Cô đã từng mở tiệm bún bò và tiệm phở ở quận 3 được đông đảo thực khách ủng hộ nhưng vì có dự định đi định cư nước ngoài nên cô tạm dừng các cửa hàng chỉ còn dạy nghề cho thoả đam mê, hiện cô đã giúp học viên các nơi mở hơn 30 quán phở, bún bò chuẩn vị Huế, học viên đã thành công và gửi lời cảm ơn đến cô rất nhiều. Bên cách truyền nghề, cô còn truyền bí quyết kinh doanh, truyền ngọn lửa nhiệt huyết với nghề của cô cho các bạn học viên, giúp học viên có thể đứng vững trên con đường kinh doanh tiệm ăn, cũng như các bà nội trợ tự tin nấu những món ăn ngon lành bổ dưỡng cho gia đình.