Trong làm bánh cũng như trong nền ẩm thực nói chung, bột luôn được xem là một thứ nguyên liệu không thể thiếu đối với các đầu bếp. Cùng bài viết tổng hợp các loại bột thường gặp đơn giản để có thể tự mình phân biệt được các loại bột phổ biến nhé!
Trong làm bánh cũng như trong nền ẩm thực nói chung, bột luôn được xem là một thứ nguyên liệu không thể thiếu đối với các đầu bếp. Cùng bài viết tổng hợp các loại bột thường gặp đơn giản để có thể tự mình phân biệt được các loại bột phổ biến nhé!
Trong làm bánh cũng như trong nền ẩm thực nói chung, bột luôn được xem là một thứ nguyên liệu không thể thiếu đối với các đầu bếp. Cùng bài viết tổng hợp các loại bột thường gặp đơn giản để có thể tự mình phân biệt được các loại bột phổ biến nhé!
1. Bột mì – Bột mì hay bột lúa mì là một loại bột được sản xuất từ việc xay lúa mì và được sử dụng làm nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất bánh mì.
– Bột mì loại này được sản xuất nhiều hơn so với các loại bột khác. Nó là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì hoặc các loại ngủ cốc bằng quá trình xay nghiền.
– Một số loại bột mì chủ yếu sau :
Bột bánh mì, hay bột mì thông thường.
Bột bánh ngọt (pastry).
Bột bánh gato hay bánh kem (cake, gateaux).
Bột mì đa dụng (all-purpose): Có lượng gluten cao, thích hợp để làm hầu hết các loại bánh, trong gia đình.
Bột mì làm bánh bao : Loại bột trắng, được xay từ phần lõi của hạt lúa mì.
Bột mì Durum: Làm các loại mì Spagetti… được làm từ loại lúa mì rất cứng (Durum), có gluten cao nhất. Loại bột mì này được sản xuất từ nhà máy bột mì chuyên dụng.
2. Bột mì nguyên chất (Bột mì toàn phần) – Là một loại bột mì được chế biến bằng cách xay hoặc nghiền một cách đơn thuần nhưng ngũ cốc nguyên hạt là lúa mì. Bột mì nguyên chất được sử dụng trong nướng bánh nhưng thông thường được thêm vào bột khác để cung cấp các chất dinh dưỡng (đặc biệt là chất xơ và protein).
– Từ “toàn phần” hay “nguyên chất” đề cập đến một thực tế rằng tất cả các thành phần trong ngũ cốc đều được sử dụng và không có gì bị mất mát trong quá trình làm bột. Điều này là trái ngược với bột tinh chế hay bột tinh luyện vốn chỉ chứa nội nhũ.
Bột lúa mì nguyên chất có chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với bột mì trắng tinh luyện, bột mì toàn phần là một nguồn cung cấp canxi, sắt, chất sơ và các khoáng chất khác như selen. Tuy vậy, bột mì nguyên chất có thời hạn sử dụng ngắn hơn so với bột mì trắng. Thông thường, bột lúa mì nguyên chất không phải là thành phần chính của các loại bánh nướng.
3. Bột chiên – Bột chiên là món ăn đơn giản có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và là món ăn chơi, ăn sáng hoặc ăn khuya quen thuộc ở khu vực Sài Gòn cũng như một số nơi khác. Món bột chiên tại Việt Nam chủ yếu do người Việt gốc Hoa chế biến và bán nên không khác biệt nhiều so với nguyên gốc.
– Cần phân biệt bột chiên với bánh bột chiên hay còn gọi là bánh nhúng.
– Bột làm bột chiên phải được làm bằng gạo mới,nếu làm bằng gạo cũ thì chiên lên miếng bột bị đen, sau khi chế biến thành bánh thì mặt bột phải mịn, đủ độ dẻo, để đạt được điều này có thể pha thêm bột năng hoặc bột nếp,tuy nhiên nếu pha nhiều sau khi chiên bột sẽ bị cứng.
4. Bột gạo – Bột gạo là một loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp xay và nghiền. Bột gạo là thành phần chính của rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc ở các nước Châu Á, nhiều loại bánh cổ truyền của các nước Châu Á đều có thành phần chính là bột gạo.
– Ở Việt Nam, bột gạo được sử dụng rất phổ biến từ Nam cho đến miền Bắc trong các món như bánh cuốn, bánh canh, bánh bò, bánh đậu xanh, bún gạo,bánh bèo, bánh xèo, bánh đúc, bánh khoái,… Đặc biệt là bánh Mochi rất nổi tiếng của Nhật Bản cũng được làm từ loại bột này.
5. Bột bánh mì (Vụn bánh mì) – Bột bánh mì là các hạt vụn nhỏ của bánh mì khô (thường làm từ bột mì), được cọ xát hoặc nghiền, cạo, xay ra từ bánh mì, và được sử dụng để trộn thực phẩm hay để nhồi gia cầm, thịt viên và các loại thực phẩm tương tự hay để phủ bên ngoài, làm giòn cá chiên, vịt quay, các món chiên hoặc để làm chất dính.
– Vụn bánh mì có thể dễ dàng sản xuất bằng cách xay bột lát bánh mì trong một máy xay, hay cạo bằng một lưỡi dao mỏng.
– Vụn bánh mì cũng được cung cấp như một sản phẩm hoàn thành được làm từ bột mì, muối, bột nổi, có thể thêm men, đậu nành và bột bắp, gia vị, hương vị hoặc các chất tăng cường hương vị.
6. Bột bắp (Bột ngô) – Bột ngô là một loại bột mịn được làm từ các nội nhũ (phần lõi của hạt) của hạt ngô (Trong Nam gọi là bắp). Bột bắp được sử dụng cho nhiều điều trong nấu ăn, nhưng phổ biến nhất là sử dụng như một chất kết dính và chất làm đặc trong các món ăn khác nhau.
– Không giống như bột mì, bột bắp thực sự trở nên định hình rõ ràng khi nấu chín. Nó cũng được sử dụng như là một tác nhân chống kết dính trong đường bột. Để tránh vón cục khi sử dụng bột bắp, người ta pha trộn với một chất lỏng lạnh cho đến khi mịn trước khi nấu ăn hoặc thêm nó vào một chất lỏng nóng.
– Ở Việt Nam, bột bắp còn được sử dụng để chế biến cà phê, các nhà sản xuất cà phê cho khoảng 10% bắp rang để lấy độ keo, 90% còn lại là cà phê, giai đoạn hiện nay chỉ có 10% là cà phê, phần còn lại là đậu nành cháy và bột bắp được tẩm với hàng loạt hóa chất,hương liệu độc hại.
Nói chung, bột là nguyên liệu thơm ngon về mùi vị và đa dạng trong cách chế biến. Dạy làm bánh ngon xin được tổng hợp một vài loại bột trong bài viết tổng hợp các loại bột thường gặp đơn giản này để giúp chị em sẽ thêm hiểu biết khi chọn nguyên liệu bột nhé!
Chúc các bạn thành công!
Liên hệ ngay:
0989480048 (Thầy Quân)
CN1: 145/23 Lê Quang Định, phường 14, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (Gần chợ Bà Chiểu)